Kiến thức máy tính
Nguồn ATX: Phân tích mạch
Nguồn ATX: Phân tích mạch
Khi ta cắm điện cho bộ nguồn ATX, điện áp xoay chiều sẽ đi qua mạch lọc nhiễu để loại bỏ nhiễu cao tần sau đó điện áp được chỉnh lưu thành áp một chiều thông qua cầu đi ốt và các tụ lọc lấy ra điện áp 300V DC.
Giới thiệu bộ nguồn ATX
atx-350w
Bộ nguồn ATX của Máy tính
daynguon
Chập chân PS_ON xuống Mass thì quạt sẽ quay
atx24-pin
Chập chân PS_ON xuống Mass thì quạt sẽ quay
atx24-pin
* Điện áp 3,3V (nguồn chính) đi qua các sợi dây mầu cam
* Điện áp 5V (nguồn chính) đi qua các sợi dây mầu đỏ
* Điện áp 12V (nguồn chính) đi qua các sợi dây mầu vàng
* Điện áp -5V (nguồn chính) đi qua dây mầu trắng
* Điện áp -12V (nguồn chính) đi qua dây mầu xanh lơ
* Các dây mầu đen là mass
* Điện áp 5V STB (nguồn cấp trước) đi qua sợi dây mầu tím
* Lệnh mở nguồn PS_ON đi qua dây mầu xanh lá cây, khi điện áp châ PS_ON bằng 0V thì nguồn chính hoạt động, khi chân này có điện áp khoảng 3 đến 5V thì nguồn chính tắt.
* Chân báo sự cố PWR_OK đi qua dây mầu xám, khi nguồn có sự cố thì chân này có điện áp bằng 0V, khi nguồn bình thường thì chân này có điện áp khoảng 3 đến 5V
molap
Bộ nguồn ATX khi mở nắp
* Điện áp 5V (nguồn chính) đi qua các sợi dây mầu đỏ
* Điện áp 12V (nguồn chính) đi qua các sợi dây mầu vàng
* Điện áp -5V (nguồn chính) đi qua dây mầu trắng
* Điện áp -12V (nguồn chính) đi qua dây mầu xanh lơ
* Các dây mầu đen là mass
* Điện áp 5V STB (nguồn cấp trước) đi qua sợi dây mầu tím
* Lệnh mở nguồn PS_ON đi qua dây mầu xanh lá cây, khi điện áp châ PS_ON bằng 0V thì nguồn chính hoạt động, khi chân này có điện áp khoảng 3 đến 5V thì nguồn chính tắt.
* Chân báo sự cố PWR_OK đi qua dây mầu xám, khi nguồn có sự cố thì chân này có điện áp bằng 0V, khi nguồn bình thường thì chân này có điện áp khoảng 3 đến 5V
molap
Bộ nguồn ATX khi mở nắp
vimay3
Vỉ máy của nguồn ATX
Vỉ máy của nguồn ATX
Kích vào linh kiện để xem chú thích về nguồn ATX
Phân tích sơ đồ khối của nguồn ATXsodokhoiSơ đồ khối của nguồn ATX
Sơ đồ khối của nguồn ATX được chia làm 4 nhóm chính
Mạch lọc nhiễu và chỉnh lưu
- Mạch lọc nhiễu - Có chức năng lọc bỏ nhiễu cao tần bám theo đường dây điện AC 220V, không để chúng lọt vào trong bộ nguồn và máy tính gây hỏng linh kiện và gây nhiễu trên màn hình, các nhiễu này có thể là sấm sét, nhiễu công nghiệp v v…
- Mạch chỉnh lưu - Có chức năng chỉnh lưu điện áp xoay chiều thành một chiều, sau đó điện áp một chiều sẽ được các tụ lọc, lọc thành điện áp bằng phẳng.
Nguồn cấp trước (Stanby)
- Nguồn cấp trước có chức năng tạo ra điện áp 5V STB (điện áp cấp trước) để cung cấp cho mạch khởi động trên Mainboard và cung cấp 12V cho mạch dao động của nguồn chính.
- Nguồn cấp trước hoạt động ngay khi ta cấp điện cho bộ nguồn và nó sẽ hoạt động suốt ngày nếu ta không rút điện ra khỏi ổ cắm.
- Ở trên Mainboard, điện áp 5V STB cấp trước đi cấp trực tiếp cho các IC- SIO và Chipset nam.
- Trên bộ nguồn, IC dao động của nguồn chính cũng được cấp điện áp thường xuyên khi nguồn Stanby hoạt động, nhưng IC dao động chỉ hoạt động khi lệnh P.ON có mức logic thấp (=0V)
Nguồn chính (Main Power)
- Nguồn chính có chức năng tạo ra các mức điện áp chính cung cấp cho Mainboard đó là các điện áp 12V, 5V và 3,3V, các điện áp này cho dòng rất lớn để có thể đáp ứng được toàn bộ hoạt động của Mainboard và các thiết bị ngoại vi gắn trên máy tính, ngoài ra nguồn chính còn cung cấp hai mức nguồn âm là -12V và -5V, hai điện áp âm thường chỉ cung cấp cho các mạch phụ.
Mạch bảo vệ (Protech)
- Mạch bảo vệ có chức năng bảo vệ cho nguồn chính không bị hư hỏng khi phụ tải bị chập hoặc bảo vệ Mainboard khi nguồn chính có dấu hiệu đưa ra điện áp quá cao vượt ngưỡng cho phép.
- Lệnh P.ON thường đi qua mạch bảo vệ trước khi nó được đưa tới điều khiển IC dao động, khi có hiện tượng quá dòng (như lúc chập phụ tải) hoặc quá áp (do nguồn đưa ra điện áp quá cao) khi đó mạch bảo vệ sẽ hoạt động và ngắt lênh P.ON và IC dao động sẽ tạm ngưng hoạt động.
Mạch lọc nhiễu và chỉnh lưu
- Mạch lọc nhiễu - Có chức năng lọc bỏ nhiễu cao tần bám theo đường dây điện AC 220V, không để chúng lọt vào trong bộ nguồn và máy tính gây hỏng linh kiện và gây nhiễu trên màn hình, các nhiễu này có thể là sấm sét, nhiễu công nghiệp v v…
- Mạch chỉnh lưu - Có chức năng chỉnh lưu điện áp xoay chiều thành một chiều, sau đó điện áp một chiều sẽ được các tụ lọc, lọc thành điện áp bằng phẳng.
Nguồn cấp trước (Stanby)
- Nguồn cấp trước có chức năng tạo ra điện áp 5V STB (điện áp cấp trước) để cung cấp cho mạch khởi động trên Mainboard và cung cấp 12V cho mạch dao động của nguồn chính.
- Nguồn cấp trước hoạt động ngay khi ta cấp điện cho bộ nguồn và nó sẽ hoạt động suốt ngày nếu ta không rút điện ra khỏi ổ cắm.
- Ở trên Mainboard, điện áp 5V STB cấp trước đi cấp trực tiếp cho các IC- SIO và Chipset nam.
- Trên bộ nguồn, IC dao động của nguồn chính cũng được cấp điện áp thường xuyên khi nguồn Stanby hoạt động, nhưng IC dao động chỉ hoạt động khi lệnh P.ON có mức logic thấp (=0V)
Nguồn chính (Main Power)
- Nguồn chính có chức năng tạo ra các mức điện áp chính cung cấp cho Mainboard đó là các điện áp 12V, 5V và 3,3V, các điện áp này cho dòng rất lớn để có thể đáp ứng được toàn bộ hoạt động của Mainboard và các thiết bị ngoại vi gắn trên máy tính, ngoài ra nguồn chính còn cung cấp hai mức nguồn âm là -12V và -5V, hai điện áp âm thường chỉ cung cấp cho các mạch phụ.
Mạch bảo vệ (Protech)
- Mạch bảo vệ có chức năng bảo vệ cho nguồn chính không bị hư hỏng khi phụ tải bị chập hoặc bảo vệ Mainboard khi nguồn chính có dấu hiệu đưa ra điện áp quá cao vượt ngưỡng cho phép.
- Lệnh P.ON thường đi qua mạch bảo vệ trước khi nó được đưa tới điều khiển IC dao động, khi có hiện tượng quá dòng (như lúc chập phụ tải) hoặc quá áp (do nguồn đưa ra điện áp quá cao) khi đó mạch bảo vệ sẽ hoạt động và ngắt lênh P.ON và IC dao động sẽ tạm ngưng hoạt động.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét